Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch

   

Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch

Theo thông tin ghi nhận từ VTC News, chị Bùi Thị Thanh (33 tuổi, trú tại thôn Cao Xá, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) liên tục nhắc con trai Trịnh Minh Quân (5 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Nhìn các bạn chạy nhảy ở khu vui chơi, Quân muốn được tham gia cùng nhưng chỉ có thể đứng từ xa nhìn.

5 năm rồi Quân chỉ quẩn quanh trong phòng bệnh. Căn bệnh suy giảm miễn dịch khiến em không thể tiếp xúc gần bạn bè vì dễ lây bệnh sốt cao.

Quân là con thứ 2 trong gia đình ba chị em. Ngày siêu âm biết Quân là con trai ai cũng mừng vì "đủ nếp đủ tẻ". Tuy nhiên niềm vui chưa được bao lâu thì bất hạnh ập đến. Chào đời được 5 ngày Quân sốt li bì, nhập viện các bác sĩ chẩn đoán con bị nhiễm trùng, hoại tử nang rốn, mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh do đột biến gene.   

Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch  - Ảnh 1
5 tuổi cuộc sống của Quân chỉ quẩn quanh trong phòng bệnh, không thể đi chơi cùng bạn bè - Ảnh: VTC News 

Quân ở viện nhiều hơn ở nhà, 5 cái Tết em đều ở trong viện, không biết đến không khí đoàn tụ của gia đình trong ngày Tết là thế nào. Cứ về nhà những cơn đau, sốt lại hành hạ cơ thể bé nhỏ của con. Cơ thể Quân nhỏ bé, gầy rộc, chỉ nặng 11kg. Có ngày con lấy ven 20 lần không được. Nhìn tay con chi chít vết kim tiêm, chị Thanh đau thắt ruột. 

Quân không đáp ứng với thuốc kháng sinh, cần phẫu thuật ghép tủy, biện pháp điều trị cuối cùng có thể cứu con. Cả gia đình chị Thanh từ vợ chồng cho đến chị gái Quân đều lần lượt ra Hà Nội xét nghiệm tuỷ, song không ai trong nhà tương thích.

Bác sĩ nói anh chị em trong nhà sẽ có tỷ lệ tương thích cao. Vì vậy để có thể cứu Quân, mặc hoàn cảnh khó khăn, mặc cảm giác tội lỗi với con út, chị Thanh quyết sinh thêm em bé nữa, mong kỳ tích sẽ xuất hiện, tuỷ của em có thể thích hợp với Quân.

Đến giờ em gái hơn 2 tuổi mà chị vẫn chưa có tiền đưa con đi xét nghiệm tuỷ xem có ghép được cho Quân không. Tiền thuốc cho Quân khiến kinh tế gia đình lâm vào kiệt quệ, số nợ lên tới 200 triệu đồng. 

Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch  - Ảnh 2
 Chị Thanh khóc nấc khi nói về bệnh tình của con - Ảnh: VTC News 

Kinh tế gia đình trông chờ vào người chồng làm hàn xì tháng thu nhập 8 triệu đồng một tháng. Nợ lớn, nợ nhỏ, anh chị thế chấp hết tải sản trong nhà, hai con gái chịu cảnh sống thiếu thốn chẳng được hộp sữa nhường tiền chữa bệnh cho em. 

Nguyên nhận mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ ? 

được xem là một hàng rào bảo vệ trọng yếu của cơ thể con người trước những tác nhân gây hại cho sức khoẻ như vi rút, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể trẻ đầy lùi được các loại bệnh nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhờ vào tác động tăng sinh tế bào lympho T và tế bào lympho B.

Tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ em được chia thành 2 loại chính, bao gồm tiên phát và thứ phát. 

Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch  - Ảnh 3
Bệnh suy giảm hệ miễn dịch khiến nhiều trẻ nhập viện  - Ảnh minh họa: Internet

Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát: Thường xảy ra do cơ thể trẻ có những khiếm khuyết về mặt di truyền, suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch B và T, có các rối loạn tế bào mầm dòng lympho, rối loạn hệ thống bổ thể hoặc hệ thống thực bào. Những yếu tố trên đều được xem là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch suy giảm ngay từ lúc trẻ mới sinh ra. Điều này cũng khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, nhiễm vi rút và đặc biệt là các bệnh tự miễn.

Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát: Thường xảy ra ở những trẻ khoẻ mạnh bình thường bị mắc các bệnh nhất định. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy giảm ở dạng thứ phát cũng có thể liên quan đến việc sử dụng glucocorticoid, bức xạ X - quang, phẫu thuật hoặc chấn thương. Mặt khác, những trẻ mắc các bệnh như đái tháo đường, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc suy dinh dưỡng protein năng lượng cũng có thể làm cho hệ miễn dịch suy giảm, khó chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Người mẹ quyết định sinh thêm em bé để ghép tủy cứu con trai mắc bệnh suy giảm miễn dịch  - Ảnh 4
Cần cho các bé đi khám định kỳ hàng tháng để phát hiện kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác như:

- Trẻ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bao gồm cả những trẻ đã chuyển sang giai đoạn AIDS toàn diện. 

- Trẻ được cấy ghép nội tạng 

- Trẻ mắc bệnh ung thư